8 Tư Tưởng của Bậc Đại Nhân - Ngài U Sīlānanda

17/02/2023 06:17
ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.

    Có 8 tư tưởng của bậc đại nhân mà chúng ta cần học hỏi và thực hành:

    1) THIỂU DỤC (ÍT HAM MUỐN):

    Người muốn giác ngộ đạo quả Niết Bàn cần phải có ít nhu cầu, ít ham muốn vì đó là điều kiện để thành đạt giáo pháp - cũng là những đặc tính được Đức Phật tán dương. Có 4 loại thiểu dục tri túc (ít ham muốn):
    - Một là ít ham muốn về vật dụng, chỗ ở, y phục...
    - Hai là ít ham muốn về chứng đắc thiền, không được khoe khoang sự giác ngộ của mình sẽ giúp chúng ta vun bồi được đức khiêm nhường.
    - Ba là ít ham muốn về phương diện phô bày kiến thức, dù cho có thuộc lòng Tam Tạng Kinh Điển cũng không nên thố lộ khoe khoang kiến thức sự hiểu biết của mình.
    - Bốn là ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.

    2) TRI TÚC (BIẾT ĐỦ) - BẰNG LÒNG VỚI NHỮNG GÌ ĐÃ CÓ VÀ NHỮNG GÌ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

    Vì sự thành tựu giáo pháp không đến với những người hay bất mãn (không hài lòng). Chỉ những người biết hài lòng mới có thể thành tựu giáo pháp giác ngộ đạo quả. Biết hài lòng (không muốn cái này cái kia) là một đặc tính tốt đẹp lớn lao mà đòi hỏi các nhà sư và thiền sinh cần có.

    3) SỐNG ẨN CƯ (TÂM LẪN THÂN ĐỀU ẨN CƯ), có 3 loại ẩn cư:

    - Thân ẩn cư: Nếu chọn được một nơi an tĩnh yên lặng, ít người lui tới, ít côn trùng quấy nhiễu, có chỗ đi kinh hành... rất thích hợp cho việc hành thiền vì giúp ta ít phóng tâm. Đó là nơi giúp thân ẩn cư.
    - Tâm ẩn cư: là hành thiền cho đến khi nào đạt được các tầng thiền vì khi ấy tâm mới ẩn cư khỏi các phiền não trong một thời gian dài. Tâm ẩn cư là bước đầu tốt đẹp nhưng chưa đủ, chúng ta cần đi thêm bước nữa là thực hành thiền Minh Sát.
    - Tị phiền não ẩn cư: là khi chúng ta hành thiền Minh Sát tốt đẹp cho đến khi giác ngộ đạo quả thì tâm ta mới giải thoát ra khỏi tất cả phiền não - đây được gọi là giai đoạn "tị phiền não ẩn cư".
    Chúng ta ít nhất cũng phải có được thân ẩn cư và tâm ẩn cư, thì cuối cùng mới mong giác ngộ đạo quả. Giáo pháp không thể đạt được đối với người thích quần tụ: quần tụ với người khác và quần tụ với phiền não.

    4) TINH TẤN:

    Sự thành tựu giáo pháp không bao giờ đến với người làm biếng, chỉ có người tinh tấn mới đạt thành đạo quả. Không tinh tấn chánh niệm thì không có định tâm và kết quả là không có trí tuệ. Tinh tấn bao gồm cả 2 phương diện thể chất và tinh thần. Đức Phật từng dạy "sống một trăm năm chay lười biếng nhác, không bằng sống một ngày tinh tấn cần chuyên"

    5) CHÁNH NIỆM VÀO NHỮNG GÌ ĐANG KHỞI SINH TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI:

    Giáo pháp không thành tựu với người thất niệm, chúng ta cần thực hành tinh tấn chánh niệm - chú tâm chánh niệm một cách đúng đắn. Chánh niệm trước được vun bồi sẽ khiến chánh niệm sau mạnh mẽ hơn và giúp tập trung tốt hơn - sự tập trung tâm ý đó được gọi là ĐỊNH.

    6) ĐỊNH TÂM:

    Giáo pháp không thành tựu với người có tâm tán loạn lang bạt, phóng túng ... vì khi nào có định tâm thì lúc ấy mới có trí tuệ, mới có sự hiểu biết sáng suốt giúp nhìn xuyên thấu rõ bản chất thật sự của sự vật. Định tâm phải được chánh niệm hỗ trợ và chánh niệm phải được tinh tấn hỗ trợ. Một khi có định tâm, an tĩnh, tĩnh lặng giúp tâm trên đề mục đủ dài thì lúc bấy giờ trí tuệ sẽ tự động đến.

    7) TRÍ TUỆ - CÓ HIỂU BIẾT CĂN BẢN VÀ NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO:

    Phải có hiểu biết về nghiệp báo - phải biết nghiệp là gia tài, là của thừa kế của mình. Chỉ có những người có sự hiểu biết căn bản này mới có thể hành thiền đạt được kết quả tốt đẹp. Giáo pháp không thể thành tựu đến những người không hiểu biết về điều này.
    8.) HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT NIẾT BÀN: tức là hướng tâm vào sự vô thường, sự sinh diệt của các pháp, không thích thú trong tham ái, tà kiến và mạn. Không thích thú trong các việc bất thiện nhờ luôn luôn hướng tâm và sự vô thường của tất cả sự vật. Thấy rõ mọi sự vật đều không bền vững: đến rồi đi và hoại diệt nên chẳng có gì trên thế gian này quan trọng đến nỗi ta phải tham luyến dính mắc vào. TƯ TƯỞNG THỨ 8 NÀY LÀ QUAN TRỌNG NHẤT.
    Nên nhớ có 2 pháp làm cản trở việc giác ngộ là: TỰ CAO NGÃ MẠN VÀ THỐI CHÍ NGÃ LÒNG. Nếu 2 pháp này xuất hiện thì chúng ta nên đến gặp 1 vị thầy đủ thẩm quyền để xin lời khuyên bảo.

    Chép lại từ: Hiểu Biết Trọn Vẹn
    Ngài U Sīlānanda
    Soạn dịch: Ngài Khánh Hỷ
    Nguồn: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI
    #anhsangdaovadoi
    Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành, luôn được thành tựu tâm nguyện riêng.!

    Tác giả: Bảo Châu

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.7 · 3 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Một số món ăn ngon Tết Hàn Thực ngày 3-3 âm lịch
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:23:24.0
    Tết Hàn Thực là ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội, LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc một số mon ngon ngày 3-3 âm lịch
    Ý Nghĩa Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và Văn Khấn Tết Hàn Thực
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:21:49.0
    Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
    Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:28:46.0
    Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
    Thanh Minh Là Gì Và Tiết Thanh Minh 2023 Vào Ngày Nào?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:03:14.0
    Thanh minh (Tết thanh minh hay Tiết thanh minh) là 1 trong 24 tiết khí (tính theo lịch tiết khí) được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch.
    Tết thanh minh: Tục lệ tảo mộ và ăn đồ nguội của người Việt
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:42:46.0
    Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
    Bài Cúng và Lễ Vật đi cúng Thanh Minh và những điều lưu ý
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:38:38.0
    Hướng Dẫn Chuẩn bị lễ vật cúng tiết thanh minh và Bài cúng thanh minh trong nhà, ngoài trời. 8 Điều lưu ý khi đi Thanh Minh tảo mộ ngoài trời
    Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và những lời chúc hay, ý nghĩa
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:28:11.0
    ​Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày cánh đàn ông sẽ tặng những món quà ý nghĩa nhất dành cho người phụ nữ quan trọng của họ. Vậy ngày Quốc tế Phụ nữ có lịch sử như thế nào?
    Tháng 2 âm lịch Nhuận năm 2023 có xấu
    Phong tục tập quán - 2023-03-06 15:17:12.0
    Tháng 2 nhuận tuy không khó xuất hiện như tháng giêng, tháng mười hai nhưng cũng hiếm gặp. Nó sẽ xuất hiện ít nhất 19 năm một lần.
    Cúng thần tài là ngày nào, bài cúng thần tài và những lưu ý không được quên trong ngày vía Thần Tài 2023
    Phong tục tập quán - 2023-01-30 09:14:12.0
    Theo phong tục tập quán của người Việt, để tỏ lòng biết ơn thành kính đến vị Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc ghé thăm, cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều có những nghĩa cử rất đặc biệt, và gọi tên là ngày vía Thần Tài.
    Cúng Tất niên ngày nào tốt 2023? Những việc nên làm, Các lưu ý, gợi ý một số món chay cúng tất niên văn khấn
    Phong tục tập quán - 2023-01-19 22:10:52.0
    Đây là nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong những ngày cuối năm, đánh dấu một năm cũ sắp trôi qua và chào đón năm mới tươi sáng hơn. Là phong tục tập quán lâu đời và là nét văn hóa của dân tộc ta hàng ngàn năm nay. Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết))
    Chia sẻ